Bài Viết

Sâm đương quy tươi - nhân sâm dành cho phụ nữ

15/12/2022

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua về sâm đương quy nhưng các bạn có biết tại sao sâm đương quy lại được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ hay không? Hãy cùng Rượu Quý tìm hiểu về công dụng của sản phẩm này nhé.

I. Giới thiệu tổng quan về sâm đương quy tươi

1. Đặc điểm của sâm đương quy tươi

Đương quy tươi là cây thuốc được sử dụng trong Đông Y từ rất lâu đời với các tên gọi khác là Tần Quy, Can Quy hoặc thường được gọi với một tên khác là sâm đương quy, tên khoa học là Angelica sinensis.

Sâm đương quy tươi có hình trụ, 3-5 hay nhiều nhánh ở phần dưới, dài 15-25 cm. Bên ngoài chúng có màu nâu vàng đến nâu, nhăn dọc và có hình lông chim ngang. Gốc rễ có đường kính 1,5-4 cm, hình khuyên, đỉnh tù, để lộ thân và bẹ lá có màu tím hoặc xanh hơi vàng; rễ chính sần sùi trên bề mặt, rễ phân nhánh đường kính 0,3-1,0 cm, phần trên dày và phần dưới mỏng, phần lớn xoắn, có một ít sẹo ở rễ con. 

2. Phân bố địa lý của sâm đương quy tươi

Sâm đương quy tươi có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường mọc ở các vùng núi cao từ 2000–3000m, không khí ẩm mát. Hiện nay loại sâm này được trồng nhiều ở các địa phương (Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Đà Lạt, Tây Nguyên,…).

II. TÁC DỤNG CỦA SÂM ĐƯƠNG QUY TƯƠI

1. Tác dụng theo y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền đương quy được dùng điều trị kinh nguyệt không đều, huyết ứ trệ, đau kinh, bể kinh, chảy máu, phong thấp, mụn nhọt, táo bón, hói đầu, thiếu máu, lao phổi, huyết áp cao, ung thư và làm thuốc giảm đau, kích thích ăn ngon cơm….

2. Giá trị dinh dưỡng của sâm đương quy 

Các nghiên cứu cho thấy, sâm đương quy có chứa rất nhiều các thành phần hóa học tự nhiên tốt cho sức khỏe. Trong đó có thể kể đến phần tinh dầu cao, chiến đến 0,26%, cao hơn so với một số loại sâm khác. Nếu kết hợp với một số chất khác sẽ mang lại rất nhiều công dụng để tăng cường sức khỏe và cải thiện rất nhiều bệnh lý. Cụ thể như

Acid hữu cơ ferulic: hoạt chất có giúp  ngăn chặn sự ngưng tập của tiểu cầu trong cơ thể.

Ligustilide: có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu đến những cơ quan trong cơ thể N-butylphthalide: điều trị bệnh thiếu máu (thường gặp với người bị thiếu máu do cơ địa hay người sau phẫu thuật..)

Polysaccharide: Có khả năng loại bỏ khối u nguy hiểm trong cơ thể, giúp tăng cường khả năng hệ miễn dịch.

Phytoestrogen: Có tác dụng chống viêm và ức chế khả năng co bóp tử cung quá mức đối với phụ nữ.

Coumarin: Tác dụng giúp bổ máu và giãn nở động mạch vành.

Sterol: Ngăn ngừa một số bệnh tim mạch, giúp loại bỏ những tế bào ung thư

Vitamin B1,B12,E: Tăng cường sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, giúp bổ huyết, tăng cường sức đề kháng và có chức năng tái tạo các tế bào mới cần thiết cho cơ thể.

Brefeldin: tốt cho xương khớp, cải thiện tình trạng đau nhức cơ hiệu quả.

Sâm đương quy còn bổ sung một số vi lượng khác cực tốt như: Nhôm, canxi, đồng, kẽm, crom, magie…

3. Tác dụng ngâm rượu của sâm đương quy tươi

Phòng chống tình trạng đột quỵ: Chất ligustilide có trong sâm đương quy có tác dụng tăng tuần hoàn máu từ đó phòng chống tình trạng  đột quỵ do thiếu máu não. 

Trẻ hóa và làm đẹp da: Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng, Sâm Đương Quy chứa nhiều Collagen, giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, giúp trẻ hóa và làm khỏe mạnh các tế bào da.

Giảm các triệu chứng mãn kinh: Đương quy có tác dụng kích thích sản sự sinh estrogen tự nhiên – là một thảo dược có tiềm năng trở thành một liệu pháp thay thế hormone mới cho phụ nữ mãn kinh và sau mãn kinh.

Giải độc cơ thể: Máu là nơi phổ biến để các chất gây hại xuất hiện trong cơ thể. Hàm lượng cao các chất dinh dưỡng và vitamin có trong sâm đương quy như axit folic, biotin và vitamin B12 có tác dụng làm sạch máu từ đó giúp giảm độc tố trên toàn cơ thể.

Làm tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu: Cây sâm đương quy có chứa hàm lượng sắt lớn có thể thúc đẩy đáng kể tuần hoàn khắp cơ thể. Sắt là một thành phần quan trọng của tế bào hồng cầu, đây là chất giúp tạo ra các tế bào máu. Nếu lượng sắt không đủ thì cơ thể sẽ bị thiếu máu và gây nên các tình trạng đau đầu, yếu cơ, mệt mỏi không rõ nguyên nhân và rối loạn nhận thức. 

4. Lưu ý khi uống rượu sâm đương quy và sử dụng sâm đương quy

Để đảm bảo cho sức khỏe các bạn chỉ nên uống từ 50-100ml một ngày.

Ngừng dùng loại thảo dược này ít nhất hai tuần trước phẫu thuật nào để đảm bảo đông máu thích hợp và giảm nguy cơ chảy máu quá nhiều, không kiểm soát được vì trong sâm có nhiều các chất giúp tăng cường tuần hoàn máu, bổ máu, tạo máu như sắt, N-butylphthalide, ligustilide…..

Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cũng nên tránh sử dụng sản phẩm hoặc các loại có chiết xuất từ sản phẩm. 

Người đang sử dụng các loại thuốc như sau có thể gặp phản ứng với sâm đương quy:

  • Thuốc tránh thai.
  • Thuốc lorazepam, hoặc Ativan.
  • Thuốc disulfiram, hoặc Antabuse.
  • Thuốc naproxen, hoặc Naproxen và Aleve.
  • Đang sử dụng liệu pháp hormone thay thế.
  • Đang sử dụng loại dược mỹ phẩm topical tretinoin.
  • Thuốc hạ sốt ibuprofen, hoặc thuốc Motrin và Advil.

Trên đây là các công dụng và những điều cần tránh khi sử dụng rượu sâm đương quy tươi.Theo dõi Rượu Quý để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé

-------------------------------------------------------------------

Rượu Quý - Rượu cổ truyền và đặc sản vùng miền

Hotline: 0917.35.1111

Website: www.ruouquy.com.vn 

Fanpage: https://www.facebook.com/ruouquy.com.vn

Email: info@ruouquy.com.vn 

Bài viết liên quan

Cây cát sâm( sâm nam )có công dụng gì?

Bài Viết

Cây cát sâm( sâm nam )có công dụng gì?
Cát sâm hay được gọi là sâm nam, sâm chuột, sâm sắn, kim chung. Tên khoa học là Millettia và Callerya speciosa champ ex Benth schot (thuộc họ Đậu).
09/03/2023
Công dụng của táo ta ngâm rượu mà có thể bạn chưa biết

Bài Viết

Công dụng của táo ta ngâm rượu mà có thể bạn chưa biết
Táo ta là loại cây quen thuộc với tuổi thơ của lũ trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Nó có vị chua nhẹ và ngọt mát. Táo ta được trồng hoặc có thể mọc dại ở nhiều nơi khắp cả nước. Táo ta được dùng như một loại trái cây bổ sung vitamin C tốt cho cơ thể, ngoài ra hạt táo có chứa nhân táo bên trong có nhiều lợi ích điều trị một số bệnh.
07/03/2023
Đỏ mặt khi uống rượu nguyên nhân vì đâu?

Bài Viết

Đỏ mặt khi uống rượu nguyên nhân vì đâu?
Khi uống rượu bia và một số thức uống có cồn khác mặt chúng ta luôn đỏ lên. Với cùng một lượng cồn nhưng có người đỏ mặt ít, có người đỏ mặt nhiều. Vậy lý do tại sao chúng ta lại bị đỏ mặt và tình trạng này có nguy hiểm không? Hãy cùng rượu quý đi tìm hiểu nhé
06/03/2023
Đậy nắp bình ngâm bằng lá chuối khô có tác dụng gì? 

Bài Viết

Đậy nắp bình ngâm bằng lá chuối khô có tác dụng gì? 
Để có một chum rượu ngon và chất lượng, ngoài việc có một bình ngâm tốt, đồ ngâm chất lượng và rượu ngon thì kỹ thuật và bí quyết ngâm như thế nào cũng rất quan trọng. Trong đó, việc đậy nắp chum rượu là một công đoạn rất quan trọng trong khi ngâm rượu, bởi nếu quá trình đậy nắp không đúng kỹ thuật sẽ làm mất đi vị ngon của rượu ngâm. Vậy hôm nay Rượu Quý sẽ cùng các bạn tìm hiểu tác dụng của việc đậy nắp bình ngâm bằng lá chuối nhé.
02/03/2023
© 2021 ruouquy.com.vn. Designed by VicoGroup.vn. All Rights Reserved.
Chat Zalo

0917.35.1111