Khi uống rượu bia và một số thức uống có cồn khác mặt chúng ta luôn đỏ lên. Với cùng một lượng cồn nhưng có người đỏ mặt ít, có người đỏ mặt nhiều. Vậy lý do tại sao chúng ta lại bị đỏ mặt và tình trạng này có nguy hiểm không? Hãy cùng rượu quý đi tìm hiểu nhé
I. Nguyên nhân uống rượu gây đỏ mặt
Các yếu tố như di truyền, cơ địa nhạy cảm, ít uống rượu…là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đỏ mặt khi uống rượu.
Ethanol chất có mặt trong hầu hết các loại đồ uống có cồn khi vào cơ thể sẽ bị phân hủy bởi các enzym ADH thành acetaldehyd (chất chính gây ra tình trạng đỏ mặt). Sau đó tiếp tục bị phân hủy bởi enzym ALDH và glutathione thành acetate (một chất ít độc hơn) sau đó được chuyển hóa thành năng lượng và CO2.
Tuy nhiên lượng enzym ALDH, ADH trong cơ thể mỗi người là khác nhau vì vậy khả năng phân hủy và lượng acetaldehyde tích tụ trong cơ thể mỗi người cũng khác nhau.
Các mạch máu trong cơ thể, đặc biệt là mạch máu nhỏ trong mặt khi gặp chất độc acetaldehyde sẽ bị giãn ra gây hiện tượng đỏ bừng mặt. Tùy vào lượng enzym ALDH, ADH của cơ thể mà có những người bị đỏ mặt ngay sau khi uống lượng ít hoặc có người chỉ đỏ mặt khi uống nhiều.
Sự tích tụ acetaldehyd sau khi nạp ethanol từ thức uống có cồn không chỉ gây đỏ mặt mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác như: buồn nôn, tim đập nhanh, cơ thể mặt mỏi, nóng bừng,… Khi mặt và cơ thể đỏ do uống rượu, người uống có thể chưa say và vẫn có thể kiểm soát được bản thân song nếu tiếp tục uống, độc tố sẽ gây hại cho sức khỏe.
Mặc dù bản thân việc đỏ mặt không có hại nhưng nó có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh khác.
Một nghiên cứu năm 2013 đã chỉ ra rằng những người thường xuyên bị đỏ mặt sau khi uống rượu có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn bình thường.
Nghiên cứu, xem xét trên 1.762 người đàn ông Hàn Quốc đã chỉ ra rằng những người “Đỏ mặt” uống nhiều hơn 4 loại đồ uống có cồn mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp hơn so với những người không uống chút nào.
Huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy tình trạng đỏ mặt khi uống rượu có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản ở nam giới ở Đông Á. Nó không liên quan đến nguy cơ ung thư ở phụ nữ.
Phản ứng đỏ bừng mặt có thể hữu ích trong việc xác định những người có nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp, ung thư…
Hiện không có cách nào có thể ngăn ngừa, điều trị hoàn toàn tình trạng này. Người có tình trạng này tốt nhất nên hạn chế uống rượu bia, các thức uống có cồn, ưu tiên chọn sản phẩm có nồng độ cồn thấp.
Ngoài việc kiểm soát tình trạng đỏ mặt, sau khi uống rượu và thức uống có cồn, bạn nên áp dụng các biện pháp giảm tác động xấu của rượu, giảm cảm giác khó chịu như: uống nhiều nước lọc, ăn thực phẩm hoặc uống nước chứa nhiều Vitamin C, uống trà mật ong, trà gừng
-----------------------------------------------------------------
Rượu Quý - Rượu cổ truyền và đặc sản vùng miền
Hotline: 0917.35.1111
Website: www.ruouquy.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/ruouquy.com.vn
Email: info@ruouquy.com.vn
Bài viết liên quan
Bài Viết
Cây cát sâm( sâm nam )có công dụng gì?Bài Viết
Công dụng của táo ta ngâm rượu mà có thể bạn chưa biếtBài Viết
Đậy nắp bình ngâm bằng lá chuối khô có tác dụng gì?Bài Viết
CÁCH BẢO QUẢN MẬT ONG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT CHẤT LƯỢNG TỐT NHẤT?0917.35.1111