Hướng dẫn ngâm rượu

Cách ngâm rượu sâm đương quy tươi - Vị thuốc có nhiều công dụng với sức khỏe

05/10/2022

Sâm đương quy là một cây thuốc được sử dụng hàng ngàn năm trong y học Phương Đông. một cây thuốc trong các đầu vị Thuốc Bắc, vừa là thuốc bổ, vừa là thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến loại sâm này vì vậy qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sâm đương quy và cách ngâm rượu sâm đương quy.

I. Giới thiệu tổng quan về sâm đương quy tươi

1. Đặc điểm của sâm đương quy tươi

Đương quy tươi là cây thuốc được sử dụng trong Đông Y từ rất lâu đời với các tên gọi khác là Tần Quy, Can Quy hoặc thường được gọi với một tên khác là sâm đương quy, tên khoa học là Angelica sinensis.

Sâm đương quy tươi có hình trụ, 3-5 hay nhiều nhánh ở phần dưới, dài 15-25 cm. Bên ngoài chúng có màu nâu vàng đến nâu, nhăn dọc và có hình lông chim ngang. Gốc rễ có đường kính 1,5-4 cm, hình khuyên, đỉnh tù, để lộ thân và bẹ lá có màu tím hoặc xanh hơi vàng; rễ chính sần sùi trên bề mặt, rễ phân nhánh đường kính 0,3-1,0 cm, phần trên dày và phần dưới mỏng, phần lớn xoắn, có một ít sẹo ở rễ con. 

2. Phân bố địa lý của sâm đương quy tươi

Sâm đương quy tươi có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường mọc ở các vùng núi cao từ 2000–3000m, không khí ẩm mát. Hiện nay loại sâm này được trồng nhiều ở các địa phương (Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Đà Lạt, Tây Nguyên,…).

3. Công dụng của sâm đương quy tươi

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sâm đương quy có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe như:

  • Tăng cường tuần hoàn não, tăng sức đề kháng.
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ.
  • Đương quy còn có tác dụng điều trị tiêu hóa kém và táo bón.
  • Ngoài ra trong thẩm mỹ, sâm đương quy tươi còn có tác dụng làm đẹp da, tươi nhuận, trẻ hóa làn da. 

4. Tác dụng của rượu sâm đương quy tươi

  • Hỗ trợ điều trị phong thấp, đau xương khớp, đau do ứ máu, tê bì chân tay.
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về tim như bệnh mạch vành, hỗ trợ điều trị ung thư, cao huyết áp.
  • Điều trị hệ tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết đều kém.

II. Các bước ngâm rượu sâm đương quy tươi

1. Chuẩn bị nguyên liệu 

Chọn sâm đương quy: Các bạn nên chọn những củ sâm có hình thức đẹp, thân sâm to, nhiều rễ, củ và lá còn tươi, rễ không bị sâu, hỏng hay gãy. Nên chọn loại từ 3-4 củ/kg. Củ sâm càng to, nhiều rễ ngâm rượu đương quy vừa đẹp vừa giá trị.

Chọn rượu ngâm: Chọn rượu ngâm là rượu nếp, rượu tẻ có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, Nếu muốn ngon nhất thì chọn rượu nếp quê nấu theo cách thủ công có độ rượu khoảng từ 38–40 độ. (VD: Rượu Làng Vân, Kim sơn….). Với nồng độ này rượu sẽ không bị nhạt, còn nếu cao hơn mức này thì gây hại cho sức khỏe.

Chọn bình ngâm: Chọn bình bằng sứ hoặc gốm, hoặc có thể là bằng thủy tinh có nắp đậy kín (để an toàn nhất nên chọn loại bình gốm, sứ không qua tráng men của làng nghề Bát Tràng, nó sẽ giúp loại bỏ độc tố, khử andehit tốt hơn bằng việc thẩm thấu qua thành bình). Tuyệt đối không dùng bình nhựa, vì lúc ngâm bằng nhựa sẽ có mùi hôi nhựa. Không chỉ không ngon mà chất nhựa chảy ra trong rượu cũng làm hại sức khỏe người sử dụng. 

2. Các bước tiến hành ngâm rượu

Bước 1: Rửa sâm đương quy tươi với nước sạch từ 3-4 lần cho đến khi sạch hết bụi bẩn. (Có thể dùng bàn chải để đánh qua bề mặt củ sâm). 

Bước 2: Rửa lại sâm đương quy tươi với rượu pha loãng (tỷ lệ 1 lít rượu trắng với 5 lít nước). Sau đó vớt ra để ráo nước.

Bước 3: Sâm đương quy khi đã ráo nước nên đặt ở bên ngoài trời nắng dịu khoảng 1-2 tiếng. Quá trình này giúp loại bỏ mùi hăng của đất, khi ngâm rượu sẽ thơm hơn.

Bước 4: Xếp đương quy vào bình đổ rượu ngập hết phần đương quy với tỷ lệ 1kg sâm với 4 lít rượu trắng. Sau đó đậy nắp kín.

Bước 5: Ngâm sâm đương quy ít nhất 6 tháng mới có thể sử dụng. Rượu ngâm càng lâu sẽ càng đậm và ngon.

Điều kiện bảo quản:

Tránh ánh nắng trực tiếp

Để nơi khô ráo, thoáng mát.

Đặt bình rượu nơi có bề mặt bằng phẳng không rung lắc nhằm tránh thay đổi hương vị của rượu.

( Lưu ý: Để an toàn cho sức khỏe mỗi ngày chỉ nên thưởng thức từ 50-100ml)

Chúc các bạn có 1 bình Rượu Quý như ý !

-------------------------------------------------------------------

Rượu Quý - Rượu cổ truyền và đặc sản vùng miền

Hotline: 0917.35.1111

Website: www.ruouquy.com.vn 

Fanpage: https://www.facebook.com/ruouquy.com.vn

Email: info@ruouquy.com.vn

Bài viết liên quan

Bật mí cách ngâm rượu cát sâm tươi chuẩn nhất!

Hướng dẫn ngâm rượu

Bật mí cách ngâm rượu cát sâm tươi chuẩn nhất!
Cát sâm còn được gọi là nam sâm, sâm chuột, cát muộn, sơn liên ngẫu, kim chung,...Ngoài ra còn có tên khoa học là Millettia speciosa Champ (cây thuộc họ Đậu).
08/03/2023
​​​​​​​Cách ngâm rượu táo mèo khô đơn giản tại nhà

Hướng dẫn ngâm rượu

​​​​​​​Cách ngâm rượu táo mèo khô đơn giản tại nhà
Táo mèo là thực vật mọc tự nhiên trên vùng núi Tây Bắc. Được gọi là sơn tra, loại cây nhỏ cao từ 5-7m. Cành cây có gai, lá mọc so le với nhau, có răng cưa nhưng không đều. Mùa quả chín (từ tháng 8- tháng 10) có màu vàng xanh. Quả có vị chua, hơi chát, tính ôn bình, quy kinh can, tỳ, vị.    
03/03/2023
Hướng dẫn ngâm rượu đẳng sâm khô -  vị thuốc dành cho mọi nhà

Hướng dẫn ngâm rượu

Hướng dẫn ngâm rượu đẳng sâm khô -  vị thuốc dành cho mọi nhà
(Rượu Quý) - Công dụng của Đẳng Sâm thì chắc chắn rất nhiều người đã tìm hiểu. Tùy theo từng sở thích mà người dùng có thể ngâm rượu truyền thống với sâm tươi hoặc sâm khô để làm RƯỢU THUỐC mang tới công dụng bồi bổ sức khỏe, cải thiện thể trạng...Trong bài viết này Rượu Quý sẽ hướng dẫn các bạn ngâm rượu với đẳng sâm khô. 
01/03/2023
Hướng dẫn ngâm rượu hắc kỷ tử khô chuẩn nhất

Hướng dẫn ngâm rượu

Hướng dẫn ngâm rượu hắc kỷ tử khô chuẩn nhất
Hắc kỷ tử, hay còn gọi là kỷ tử đen (lycium ruthencium), dây cũng là một loại kỷ tử giống như câu kỷ tử nhưng điểm khác biệt là hắc kỷ tử có màu đen và có kích cỡ to hơn
25/02/2023
© 2021 ruouquy.com.vn. Designed by VicoGroup.vn. All Rights Reserved.
Chat Zalo

0917.35.1111