Trong quá trình chuẩn bị đưa anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ, Việt Nam cũng đưa dự án khoa học về y học vũ trụ: Nghiên cứu thử nghiệm tác dụng của cây đinh lăng đối với việc tăng cường thể lực của phi công vũ trụ (do Học viện Quân y thực hiện). Kết quả cho thấy, nước sắc rễ đinh Lăng giúp tăng sức đề kháng, cho thấy rõ dẻo dai của cơ thể và có tác dụng như nhân sâm. Ðặc biệt viên bột rễ đinh lăng dùng cho bộ đội, vận động viên thể dục, thể thao đều cho kết quả khả quan trong các nghiệm pháp gắng sức. Vậy mới thấy tác dụng của rễ cây đinh lăng là rất lớn.
Rễ cong queo, thường được thái thành các lát mỏng, mặt cắt ngang màu vàng nhạt. Mặt ngoài màu trắng xám có nhiều vết nhăn dọc, nhiều lỗ vỏ nằm ngang và vết tích của các rễ con. .Phiến lá chét có răng cưa không đều, chóp nhọn, cuống nhỏ, dài 3 – 10mm và có mùi thơm nhẹ.
Là loại cây phổ biến khắp nước ta, được trồng khá phổ biến trong vườn, gia đình, bệnh viện, ..để làm cảnh, làm thuốc…. Không những vậy rễ cây đinh lăng còn được dùng để ngâm rượu. Vậy công dụng của rượu rễ cây đinh lăng là gì, chúng ta cần đọc tiếp nhé.
3. Cách chọn và phân biệt rễ cây đinh lăng tốt cho sức khỏe
Việc chọn lựa được rễ cây đinh lăng tốt sẽ giúp chúng ta có một bình rượu đinh lăng tuyệt vời. Chất lượng rượu phụ thuộc vào kĩ thuật ngâm rượu đinh lăng và nguyên liệu tốt
Nên chọn rễ cây đinh lăng có độ tuổi từ 5-10 năm tuổi, không nên chọn đinh lăng rễ quá già không tốt. Vì theo Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng khám đa khoa Chùa Cảm Ứng, Hà Nội) cho hay: “Đinh lăng lâu năm không có tác dụng chữa bách bệnh. Hơn thế theo nguyên lý tự nhiên, những cây quá lâu năm có thể không còn tốt bởi các chất trong rễ cây đã bị lão hóa, không còn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nữa. Theo tôi, rễ đinh lăng tốt nhất khi đạt ở độ tuổi 5 đến 10 năm. Ngoài ra khi mua rễ đinh lăng, người mua cần chú ý phân biệt cây đinh lăng lá nhỏ với các loại đinh lăng lá tròn, đinh lăng trổ… vốn chỉ có tác dụng tăng lực yếu, không bổ”.
Cần phân biệt cây đinh lăng lá nhỏ với cây bùi béo. Cụ thể như sau: rễ cây bùi béo to bất thường, nhiều rễ nhỏ bứt không đứt. Nhấm thử sẽ có vị đắng nhạt, lâu dần thấy vị đắng ở đầu lưỡi. Trong khi củ đinh lăng thì có rễ phụ giòn, dễ gãy, kết cấu củ có nhiều khe, hốc nhiều củ có rễ mọc liền với nhau.
4. CÔNG DỤNG CỦA RỄ ĐINH LĂNG
Theo nghiên cứu hiện đại, đinh lăng chứa alcaloid, saponin, tanin, glycosid, tinh dầu, các acid amin, các vitamin B1, B2, B6, C, acid hữu cơ, nhiều nguyên tố vi lượng, đường. Lá đinh lăng có saponin triterpen và 5 hợp chất polyacetylen… có tác dụng tăng lực, làm tăng trọng lượng cơ thể, tăng co bóp tử cung và lợi tiểu. Rễ cây đinh lăng hay còn gọi là nhân sâm của người nghèo, chứa rất giàu saponin, một chất cực kì tốt cho sức khỏe. Saponin mang đến nhiều sức khỏe như: giảm cholesterol, tăng khả năng miễn dịch, chống oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư…
5. MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG RƯỢU RỄ CÂY ĐINH LĂNG
Rượu Quý xin chúc các bạn có sức khỏe tốt với bình rượu rễ cây đinh lăng khi đã hiểu được công dụng và những điều cần lưu ý.
-------------------------------------------------------------------
Rượu Quý - Rượu cổ truyền và đặc sản vùng miền
Hotline: 0917.35.1111
Website: www.ruouquy.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/ruouquy.com.vn
Email: info@ruouquy.com.vn
Bài viết liên quan
Bài Viết
Cây cát sâm( sâm nam )có công dụng gì?Bài Viết
Công dụng của táo ta ngâm rượu mà có thể bạn chưa biếtBài Viết
Đỏ mặt khi uống rượu nguyên nhân vì đâu?Bài Viết
Đậy nắp bình ngâm bằng lá chuối khô có tác dụng gì?0917.35.1111