Hướng dẫn ngâm rượu

HƯỚNG DẪN CÁCH NGÂM RỄ CÂY ĐINH LĂNG VỚI RƯỢU ĐƠN GIẢN, NHANH CHÓNG

16/02/2022

 

HƯỚNG DẪN CÁCH NGÂM RỄ CÂY ĐINH LĂNG VỚI RƯỢU ĐƠN GIẢN, NHANH CHÓNG

Đinh lăng là 1 loại dược liệu quý có chữa được rất nhiều bệnh đối với con người: đặc biệt đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, ngoài công dụng trong đời sống ăn uống, nó còn có công dụng làm thuốc từ lá và rễ. Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn công dụng của rễ cây đinh lăng cũng như cách ngâm rượu rễ cây đinh lăng, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé. Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu qua rễ cây đinh lăng là loại như thế nào nhé.

1. Giới thiệu chung về rễ cây đinh lăng

1.1 Đặc điểm nhận dạng

Rễ cong queo, thường được thái thành các lát mỏng, mặt cắt ngang màu vàng nhạt. Mặt ngoài màu trắng xám có nhiều vết nhăn dọc, nhiều lỗ vỏ nằm ngang và vết tích của các rễ con. .Phiến lá chét có răng cưa không đều, chóp nhọn, cuống nhỏ, dài 3 – 10mm và có mùi thơm nhẹ.

Hình ảnh rễ và lá cây đinh lăng

1.2 Nơi phân bố chủ yếu của cây đinh lăng

Là loại cây phổ biến khắp nước ta, được trồng khá phổ biến trong vườn, gia đình, bệnh viện, ..để làm cảnh, làm thuốc…. Không những vậy rễ cây đinh lăng còn được dùng để ngâm rượu. Vậy công dụng của rượu rễ cây đinh lăng là gì, chúng ta cần đọc tiếp nhé.

2. Công dụng của rượu rễ cây đinh lăng

  • Việc sử dụng rượu rễ cây đinh lăng thường xuyên đều đặn, giúp ta tăng cường sức đề kháng
  • Làm hạ huyết áp cao, làm chậm co bóp cơ tim, giảm trương lực cơ tim
  • Tăng cường trao đổi khí, lợi tiểu
  • Giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, cho giấc ngủ ngon, sâu hơn,
  • Giúp cải thiện chức năng sinh lí ở nam, hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn sinh dục ở nam giới rất tốt.

2.1 Tác dụng của rễ cây đinh lăng trong đông y

  • Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Tất cả các bộ phận trên cây đều có tác dụng chữa bệnh
  • Thân và cành dùng chữa phong thấp, đau lưng.
  • Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú.
  • Rễ của cây đinh lăng được dùng làm thuốc bổ tăng lực, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu, mệt mỏi, tiêu hoá kém, phụ nữ sau sinh ít sữa. Có nơi còn dùng chữa ho, ho ra máu, kiết lỵ và làm thuốc lợi tiểu, chống độc.
  • Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương (giã đắp).

2.2 Tác dụng của rễ cây đinh lăng trong tây y

  • Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng
  • Bột rễ hay dịch chất rễ Đinh Lăng có khả năng làm tăng sức chịu đựng của cơ thể con người trong điều kiện nóng ẩm, tốt hơn Vitamin C và chè giải nhiệt. Đó là tác dụng làm tăng lực của cây thuốc này.
  • Dịch chiết rễ và bột rễ Đinh Lăng có tác dụng kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng đối với bệnh tật
  • Nước sắc, rượu lá Đinh Lăng có tác dụng ức chế sự sinh trưởng các vi khuẩn sinh mủ và vi khuẩn đường ruột. Nên các chế phẩm đó có tác dụng chống tiêu chảy, nhất là trên gia súc.Vậy làm thế nào để ngâm được 1 bình rượu đúng chuẩn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.

3. Cách ngâm rễ đinh lăng với rượu

3.1 Chuẩn bị nguyên liệu

Chọn rễ cây đinh lăng: Đinh lăng ngâm rượu nên chọn loại củ đinh lăng lá nhỏ, loại củ lâu năm và mua được đinh lăng rừng ngâm là tốt nhất. Hiện tại vì có giá trị kinh tế cao nên đinh lăng được trồng khá nhiều, hiệu quả vẫn cao nhưng không bằng đinh lăng chuẩn rừng.

Chọn rượu: Nên chọn rượu ngâm là rượu nếp, rượu tẻ có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Nếu muốn ngon nhất thì chọn rượu nếp quê nấu theo cách thủ công có độ rượu khoảng từ 38–40 độ. (VD: Rượu Làng Vân, Kim sơn….). Với nồng độ này rượu sẽ không bị nhạt, còn nếu cao hơn mức này thì gây hại cho sức khỏe.

Chọn bình ngâm: Nên chọn bình bằng sứ hoặc gốm, hoặc có thể là bằng thủy tinh có nắp đậy kín. Tuyệt đối không dùng bình nhựa, vì lúc ngâm bằng nhựa sẽ có mùi hôi nhựa. Không chỉ không ngon mà chất nhựa chảy ra trong rượu cũng làm hại sức khỏe người sử dụng.

 Để có được hiệu quả tốt nhất và giúp loại bỏ độc tố andehit trong rượu ta   nên chọn bình gốm Bát Tràng không qua tráng men vì nó giúp cho việc khử andehit tốt hơn, qua việc thẩm thấu qua thành bình khi ngâm góp phần tạo ra 1 bình rượu chất lượng.

3.2 Các bước ngâm rượu rễ cây đinh lăng

Bước 1:Theo đó, khi đã có rễ, củ đinh lăng bạn cần đem đi rửa sạch, chú ý rửa sạch ở các kẽ rễ cây. Sau khi rửa sạch sẽ để khô tự nhiên hoặc dùng quạt thổi cho khô hết nước. 

Nếu để uống ngay bạn có thể thái miếng để ngâm, như vậy thời gian uống được sẽ nhanh hơn. Nếu để trưng bày, trang trí trong nhà thì bạn nên để nguyên cả củ cho đẹp. Dĩ nhiên, việc này sẽ khiến cho thời gian rượu ngấm lâu hơn. Với trường hợp, củ, rễ đinh lăng mua sẵn đã được thái miếng, thì bạn đem sao vàng hạ thổ tạo mùi thơm cho rượu. 

Bước 2: Rượu đinh lăng tươi khi ngâm bạn sẽ chia theo tỷ lệ 1:3 (nghĩa là 1kg rễ, củ đinh lăng tươi sẽ ngâm với 3 lít rượu). Rượu đinh lăng khô khi ngâm sẽ tuân theo tỷ lệ 1:7 (nghĩa là 1kg rễ, củ đinh lăng khô sẽ ngâm với 7 lít rượu). 

Bước 3: Sau khi đã ngâm theo tỷ lệ trên, bạn đậy nắp kín rồi để bình rượu vào chỗ mát hoặc để trưng bày ở phòng khách cũng rất bắt mắt. Thời gian ngâm rượu từ 6 tháng – 12 tháng là đã có thể dùng được. Khi bảo quản rượu bạn nên tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ khoảng 25 độ là ổn.( Lưu ý: Để an toàn cho sức khỏe mỗi ngày chỉ nên thưởng thức từ 50-100ml) thôi nhé. Mặc dù bên cạnh những tác dụng tuyệt vời chúng ta nên chú ý 1 số điều khi dùng nhé.

3.3 Một số lưu ý khi dùng rượu

Không nên sử dụng quá mức vì trong rễ cây chứa nhiều chất saponin, loại chất này làm vỡ hồng cầu, khi dùng liều cao có thể bị say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi. 

Như vậy Rượu Quý vừa chia sẻ những thông tin hữu ích nhất, cơ bản nhất cho các bạn về rễ cây đinh lăng cũng như công dụng, cách ngâm và 1 số lưu ý khi dùng. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho các bạn. Rượu Quý xin chúc bạn có 1 bình rượu ngon như ý nhé.

-------------------------------------------------------------------

Rượu Quý - Rượu cổ truyền và đặc sản vùng miền

Hotline: 0917.35.1111

Website: www.ruouquy.com.vn 

Fanpage: https://www.facebook.com/ruouquy.com.vn

Email: info@ruouquy.com.vn 

Bài viết liên quan

Bật mí cách ngâm rượu cát sâm tươi chuẩn nhất!

Hướng dẫn ngâm rượu

Bật mí cách ngâm rượu cát sâm tươi chuẩn nhất!
Cát sâm còn được gọi là nam sâm, sâm chuột, cát muộn, sơn liên ngẫu, kim chung,...Ngoài ra còn có tên khoa học là Millettia speciosa Champ (cây thuộc họ Đậu).
08/03/2023
​​​​​​​Cách ngâm rượu táo mèo khô đơn giản tại nhà

Hướng dẫn ngâm rượu

​​​​​​​Cách ngâm rượu táo mèo khô đơn giản tại nhà
Táo mèo là thực vật mọc tự nhiên trên vùng núi Tây Bắc. Được gọi là sơn tra, loại cây nhỏ cao từ 5-7m. Cành cây có gai, lá mọc so le với nhau, có răng cưa nhưng không đều. Mùa quả chín (từ tháng 8- tháng 10) có màu vàng xanh. Quả có vị chua, hơi chát, tính ôn bình, quy kinh can, tỳ, vị.    
03/03/2023
Hướng dẫn ngâm rượu đẳng sâm khô -  vị thuốc dành cho mọi nhà

Hướng dẫn ngâm rượu

Hướng dẫn ngâm rượu đẳng sâm khô -  vị thuốc dành cho mọi nhà
(Rượu Quý) - Công dụng của Đẳng Sâm thì chắc chắn rất nhiều người đã tìm hiểu. Tùy theo từng sở thích mà người dùng có thể ngâm rượu truyền thống với sâm tươi hoặc sâm khô để làm RƯỢU THUỐC mang tới công dụng bồi bổ sức khỏe, cải thiện thể trạng...Trong bài viết này Rượu Quý sẽ hướng dẫn các bạn ngâm rượu với đẳng sâm khô. 
01/03/2023
Hướng dẫn ngâm rượu hắc kỷ tử khô chuẩn nhất

Hướng dẫn ngâm rượu

Hướng dẫn ngâm rượu hắc kỷ tử khô chuẩn nhất
Hắc kỷ tử, hay còn gọi là kỷ tử đen (lycium ruthencium), dây cũng là một loại kỷ tử giống như câu kỷ tử nhưng điểm khác biệt là hắc kỷ tử có màu đen và có kích cỡ to hơn
25/02/2023
© 2021 ruouquy.com.vn. Designed by VicoGroup.vn. All Rights Reserved.
Chat Zalo

0917.35.1111