Đào là một loại quả khá gần gũi với cuộc sống. Tôi đã được thử rượu đào Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên nói thật là tôi không thích cho lắm tại sao chúng ta lại không tự tay ngâm một bình rượu đào ta made in Việt Nam?. Quả đào mỗi người có một mục đích sử dụng khác nhau xay lấy nước hoặc ăn trực tiếp tuy nhiên có một cách đem lại hiệu quả công dụng khá là cao đó là đem đi ngâm với rượu cũng là một phương pháp chế biến được nhiều người ưa thích và tin dùng. Trước khi đến với cách làm quả đào lông ngâm rượu thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ qua về quả đào ta.
Đào ta quả hơi nhỏ, giòn và ngọt và đặc biệt là rất thơm và có 1 chút xíu vị chua thanh, khi còn non có màu xanh, lúc chín chuyển sang màu vàng, hồng. Loại quả này có hình cầu mũm mĩm, chóp quả hơi cong giống hình mỏ quạ. Bên ngoài đào có nhiều lông màu trắng và lớp vỏ khá mỏng. Một trái đào chín có khối lượng trung bình từ 100 – 200g.
Ở nước ta, Đào được trồng nhiều ở các tỉnh: Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng nhưng nổi tiếng nhất vẫn là đào được trồng ở Sapa. Đào cũng được trồng ở vùng núi các tỉnh miền Bắc nhưng có hiệu quả kinh tế kém hơn, ở vùng đồng bằng đào được trồng để cho hoa là chủ yếu.
Theo Đông y, thịt quả đào vị ngọt chua, tính ôn có tác dụng nhuận tràng, hoạt huyết, tiêu tích. Được dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản, sốt khát nước, cảm nắng, táo bón, bế kinh, chấn thương đụng dập.
5. Công dụng của đào ta ngâm rượu
Chọn đào: Nên chọn những quả có cuống màu xanh, còn tươi, phần lông bên ngoài đều, không bị rụng. Phần thịt đào không bị dập, thối.
Chọn đường: Đường trắng, đường phèn hoặc mật ong.
Chọn rượu ngâm: Chọn rượu ngâm là rượu nếp, rượu tẻ có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, Nếu muốn ngon nhất thì chọn rượu nếp quê nấu theo cách thủ công có độ rượu khoảng từ 38–40 độ. (VD: Rượu Làng Vân, Kim sơn….). Với nồng độ này rượu sẽ không bị nhạt, còn nếu cao hơn mức này thì gây hại cho sức khỏe.
Chọn bình ngâm: Chọn bình bằng sứ hoặc gốm, hoặc có thể là bằng thủy tinh có nắp đậy kín (để an toàn nhất nên chọn loại bình gốm, sứ không qua tráng men của làng nghề Bát Tràng, nó sẽ giúp loại bỏ độc tố, khử andehit tốt hơn bằng việc thẩm thấu qua thành bình). Tuyệt đối không dùng bình nhựa, vì lúc ngâm bằng nhựa sẽ có mùi hôi nhựa. Không chỉ không ngon mà chất nhựa chảy ra trong rượu cũng làm hại sức khỏe người sử dụng
2. Các bước tiến hành ngâm rượu đào ta
Bước 1: Rửa đào với nước sạch nhằm loại bỏ bùn đất bán bên ngoài quả.
Bước 2: Gọt bỏ vỏ của quả đào, trong lúc này bạn có thể loại bỏ những phần bị dập, thối.. của quả.
Bước 3: Bổ quả đào đã gọt ra làm 2 hoặc làm 4.
Bước 4: Rửa lại phần thịt đào đã gọt vỏ với rượu pha loãng (tỷ lệ 1 lít rượu trắng với 5 lít nước) sau đó vớt ra để ráo nước
Bước 5: Cho thịt đào và hạt vào ngâm (ngâm cả hạt bởi hạt đào có tác dụng chữa bệnh) sau đó cho đường vào ngâm với tỷ lệ 1kg đào với 500g đường.
Bước 6: Đổ rượu vào bình theo tỷ lệ 1:3 (1kg đào với 3 lít rượu trắng) rồi đậy kín nắp sau 2 tháng.
Điều kiện bảo quản:
Tránh ánh nắng trực tiếp
Để nơi khô ráo thoáng mát
Đặt bình rượu nơi có bề mặt bằng phẳng không rung lắc nhằm tránh thay đổi hương vị của rượu.
(Lưu ý: Để an toàn cho sức khỏe mỗi ngày chỉ nên thưởng thức từ 50-100ml)
Chúc các bạn có 1 bình Rượu Quý như ý !
-------------------------------------------------------------------
Rượu Quý - Rượu cổ truyền và đặc sản vùng miền
Hotline: 0917.35.1111
Website: www.ruouquy.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/ruouquy.com.vn
Email: info@ruouquy.com.vn
Bài viết liên quan
Hướng dẫn ngâm rượu
Bật mí cách ngâm rượu cát sâm tươi chuẩn nhất!Hướng dẫn ngâm rượu
Cách ngâm rượu táo mèo khô đơn giản tại nhàHướng dẫn ngâm rượu
Hướng dẫn ngâm rượu đẳng sâm khô - vị thuốc dành cho mọi nhàHướng dẫn ngâm rượu
Hướng dẫn ngâm rượu hắc kỷ tử khô chuẩn nhất0917.35.1111