Bài Viết

BẬT MÍ CÁCH PHÂN BIỆT SÂM CAU ĐEN, CÔNG DỤNG VÀ LƯU Ý KHI DÙNG RƯỢU NGÂM SÂM CAU ĐEN

25/11/2022

BẬT MÍ CÁCH PHÂN BIỆT SÂM CAU ĐEN, CÔNG DỤNG VÀ LƯU Ý KHI DÙNG RƯỢU NGÂM SÂM CAU ĐEN

Theo lời giải thích của các già làng người thiểu số Ca Dong ở huyện miền núi Sơn Tây, Quảng Ngãi, do phần lá và rễ của sâm cau có hình dáng giống như cây cau, nhưng lại bổ như sâm nên được gọi là sâm cau.

Còn với nhiều cán bộ từ miền xuôi lên và đang công tác ở đây, thì gọi sâm cau là cây "nhớ vợ". Bởi lẽ theo họ, một khi đã uống sâm cau thì chỉ muốn về nhà "thăm" vợ.

Cách đây khá lâu có một số cán bộ lên Sơn Tây công tác. Chiều tối hôm đó, số cán bộ này được anh em trên huyện chiêu đãi rượu sâm cau. Khi cuộc nhậu vừa tàn, số cán bộ này khăng khăng yêu cầu lái xe ô tô đưa về nhà. Tờ mờ sáng hôm sau, tất cả lại phải vượt gần cả trăm cây số để lên tiếp tục làm việc, cùng với lời lẩm bẩm "chỉ tại ham uống rượu sâm cau".

Hãy cùng Rượu Quý tìm hiểu công dụng thực sự của loại sâm “nhớ vợ” này nhé!

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SÂM CAU ĐEN

Sâm cau là cây thân thảo lâu năm, cao khoảng 30 cm. Lá cây có hình mũi mác xếp thành nếp như lá cau, chiều dài khoảng 40cm, chiều rộng khoảng 2 – 3cm, cuống dài 10cm. Thân cây hình trụ, cao, củ to bằng ngón tay út, có rễ phụ nhỏ, bên ngoài thô màu nâu, bên trong có màu vàng ngà. Hoa màu vàng, mọc thành cụm, mỗi cụm từ 3 – 5  bông. Quả thuôn dài, chứa từ 1 – 4 hạt. 

Chúng thường mọc ở các tỉnh miền núi từ Lai Châu, Cao Bằng, Tuyên Quang…đến Tây Nguyên, là một thảo dược vô cùng quý hiếm.

sâm cau rừng - sâm tiên mao

2. CÁCH PHÂN BIỆT SÂM CAU ĐEN 

Trên thị trường hiện nay xuất hiện 1 loại sâm có tên là sâm cau đỏ. Theo sách ghi lại thì không có sâm cau đỏ, mà đó là rễ cây bồng bồng, chúng không có tác dụng trong việc bổ thận, tráng dương, tăng cường gân cốt mà chúng chỉ có tác dụng về mặt lợi tiểu, không những thế rễ của chúng còn có độc.

Theo  TS.BS Phạm Hưng Củng, Sâm cau, là cây thảo, cao 20 – 30cm, lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp. Phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất. Ở rạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con to bán quanh thân rễ chính, hình dáng sần sùi, có kích thước nhỏ.

Còn  rễ cây bồng bồng thì rễ củ phân nhánh nhiều, màu hồng, hình dáng nhẵn bóng, có kích thước to, dài tới 35-40 cm. 

3. RƯỢU SÂM CAU ĐEN CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Sâm cau đen theo y học phương Đông do sâm cau có vị cay, tính ấm, có độc. Sâm cau đen có tác dụng làm ấm thận, tráng gân cốt, trừ hàn thấp. Chủ yếu điều trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, tiểu tiện không cầm được, băng lậu, ngực bụng lạnh, phong thừ hàn thấp, làm ấm thận, hỗ trợ gân cốt khỏe mạnh. Đặc biệt chúng ta cần lưu ý rượu sâm cau đen chỉ phát huy hết tác dụng nếu chúng ta biết cách ngâm rượu sâm cau đen đúng cách, nếu không sẽ bị rước họa vào thân.

Những người nên dùng rượu sâm cau đen.

  • Người mắc chứng bệnh liệt dương, yếu sinh lý, xuất tinh sớm, vô sinh.
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng tình dục.
  • Người bình thường muốn tăng cường chức năng sinh lý.
  • Người già chân tay mệt mỏi.
  • Điều hòa huyết áp cho phụ nữ tiền mãn kinh.

Ngoài ra rượu sâm cau đen còn có có tác dụng khác như:

  • Tăng khả năng sinh dục phái mạnh: Hoạt chất Curculigin A có trong sâm cau giúp kích thích ham muốn tình dục mạnh, tăng sự  hưng phấn, tăng tần suất, tăng thời gian quan hệ, tăng sinh tinh lên tới 150%. 
  • Kích thích miễn dịch: những hợp chất phenolic trong Sâm cau được chứng minh là có khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch (Đáp ứng miễn dịch là cách thức cơ thể của chúng ta nhận dạng và bảo vệ bản thân trước vi khuẩn, vi rút và các tác nhân ngoại lai có hại khác)
  • Chống loãng xương: Rễ sâm cau chứa hoạt chất Curculigoside, đây là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp làm chậm quá trình lão hóa, thúc đẩy sự hình thành và tái tạo tế bào xương…
  • Bảo vệ tế bào thần kinh:  chất Curculigosid trong sâm có tác dụng làm dịu căng thẳng trí não, bảo vệ thần kinh 

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Phan Quốc Kinh khẳng định sâm tiên mao làm giúp tăng gấp đôi trọng lượng tinh hoàn, tăng khối lượng tinh hoàn có thể giúp làm tăng nồng độ testosterone, yếu tố quan trọng quyết định hoạt động tình dục, vì thế mà sâm tiên mao được xem là “via-gra” tự nhiên tốt cho nam giới. Tuy vậy, nếu dùng sâm cau đen quá liều sẽ gây nên những tác dụng phụ.

Tiên mao ( Sâm cau đen ) Mới 100%, giá: 80.000đ, gọi: 0981151328, Quận Cầu  Giấy - Hà Nội, id-d77f1600

 

4. NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG RƯỢU SÂM CAU ĐEN

Những trường hợp không nên dùng rượu sâm cau đen:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, vì sâm cau đen có thể gây sảy thai.
  • Người hư yếu, thể trạng kém, mới ốm dậy
  • Người bị âm hư hỏa vượng

Ngoài ra để hạn chế tác dụng phụ của sâm cau đen, cần kết hợp với chế độ ăn phù hợp. 

  • Kiêng uống nước trà vì trà có tính mát, tác dụng hạ khí, giảm tác dụng bổ thận, kiện tỳ…Chất tanin acid trong nước trà sẽ kết hợp với các protein, các loại muối hoặc một số kim loại rồi tạo thành những chất trầm tích, ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
  • Kiêng ăn củ cải: Vì củ cải là vị thuốc tiêu, còn sâm cau là vị thuốc bổ, 1 bên tiêu, 1 bên bổ sẽ làm giảm tác dụng của nhau.
  • Kiêng ăn những thứ cay nóng như: ớt, tiêu…vì sâm cau đen đã là một vị thuốc có tính nóng rồi, đặc biệt đối với những người mắc chứng âm hư.

Không nên dùng quá liều vì sẽ gây ra tình trạng cương dương mạnh, dẫn tới hao tổn tinh lực. Biểu hiện là cơ thể mệt mỏi, yếu sinh lý, chân tay tê bì, mệt mỏi.

Trong cách sơ chế cũng cần cẩn trọng vì Tính độc của sâm cau đen có trong nhựa cây, gây ngứa khi tiếp xúc với da. Do vậy cần khử độc bằng việc ngâm với nước vo gạo. 

Trên đây là những lưu ý khi dùng rượu sâm cau đen, Rượu Quý chúc bạn có một sức khỏe tốt khi sử dụng rượu sâm cau đen nhé.

Cách ngâm rượu sâm cau đen (tiên mao)

-------------------------------------------------------------------

Rượu Quý - Rượu cổ truyền và đặc sản vùng miền

Hotline: 0917.35.1111

Website: www.ruouquy.com.vn 

Fanpage: https://www.facebook.com/ruouquy.com.vn

Email: info@ruouquy.com.vn 

Bài viết liên quan

Cây cát sâm( sâm nam )có công dụng gì?

Bài Viết

Cây cát sâm( sâm nam )có công dụng gì?
Cát sâm hay được gọi là sâm nam, sâm chuột, sâm sắn, kim chung. Tên khoa học là Millettia và Callerya speciosa champ ex Benth schot (thuộc họ Đậu).
09/03/2023
Công dụng của táo ta ngâm rượu mà có thể bạn chưa biết

Bài Viết

Công dụng của táo ta ngâm rượu mà có thể bạn chưa biết
Táo ta là loại cây quen thuộc với tuổi thơ của lũ trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Nó có vị chua nhẹ và ngọt mát. Táo ta được trồng hoặc có thể mọc dại ở nhiều nơi khắp cả nước. Táo ta được dùng như một loại trái cây bổ sung vitamin C tốt cho cơ thể, ngoài ra hạt táo có chứa nhân táo bên trong có nhiều lợi ích điều trị một số bệnh.
07/03/2023
Đỏ mặt khi uống rượu nguyên nhân vì đâu?

Bài Viết

Đỏ mặt khi uống rượu nguyên nhân vì đâu?
Khi uống rượu bia và một số thức uống có cồn khác mặt chúng ta luôn đỏ lên. Với cùng một lượng cồn nhưng có người đỏ mặt ít, có người đỏ mặt nhiều. Vậy lý do tại sao chúng ta lại bị đỏ mặt và tình trạng này có nguy hiểm không? Hãy cùng rượu quý đi tìm hiểu nhé
06/03/2023
Đậy nắp bình ngâm bằng lá chuối khô có tác dụng gì? 

Bài Viết

Đậy nắp bình ngâm bằng lá chuối khô có tác dụng gì? 
Để có một chum rượu ngon và chất lượng, ngoài việc có một bình ngâm tốt, đồ ngâm chất lượng và rượu ngon thì kỹ thuật và bí quyết ngâm như thế nào cũng rất quan trọng. Trong đó, việc đậy nắp chum rượu là một công đoạn rất quan trọng trong khi ngâm rượu, bởi nếu quá trình đậy nắp không đúng kỹ thuật sẽ làm mất đi vị ngon của rượu ngâm. Vậy hôm nay Rượu Quý sẽ cùng các bạn tìm hiểu tác dụng của việc đậy nắp bình ngâm bằng lá chuối nhé.
02/03/2023
© 2021 ruouquy.com.vn. Designed by VicoGroup.vn. All Rights Reserved.
Chat Zalo

0917.35.1111