Củ tắc kè đá là thảo dược đặc biệt quý, có tên trong sách đỏ Việt Nam từ 20 năm trước. Đây là loài thảo dược kỳ quái, trông như con thằn lằn bám trên đá, nên được người vùng cao gọi là Thằn lằn đá.
Tắc kè đá là một vị thuốc quý có nhiều cách sử dụng khác nhau như sắc nước để uống hoặc ăn trực tiếp tuy nhiên có một cách đem lại hiệu quả công dụng khá là cao đó là đem đi ngâm với rượu cũng là một phương pháp chế biến được nhiều người ưa thích và tin dùng. Trước khi đến với cách làm cốt toái bổ ngâm rượu thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ qua những đặc điểm và công dụng của củ tắc kè đá.
Củ tắc kè đá còn có tên khoa học khác là tổ phượng, tổ rồng, bổ cốt toái, co tạng tố (theo tiếng Thái ở Quỳnh Nhai), Co in tó (theo tiếng Thái ở Điện Biên). Tắc kè đá có dạng dẹt, dài từ 5 - 25cm, thân củ có màu nâu, bề mặt có nhiều lông tơ.
Cây mọc hoang ở dọc suối, núi đá và trên những thân cây gỗ, tập trung nhiều ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Đồng Nai, An Giang, Quảng Trị và Lâm Đồng. Ngoài ra cây tắc kè đá cũng mọc nhiều ở Lào và Campuchia.
Dược liệu có tác dụng giảm độc tính của Kanamycin đối với tai trong. Tuy nhiên khi ngưng dùng tình trạng tai điếc vẫn tiếp tục tiến triển. (Thực nghiệm được thực hiện trên chuột lang).
Theo tài liệu cổ, cốt toái bổ có vị đắng, tính ôn và không độc, vào hai kinh can và thận. Có các tác dụng chính như sau:
Lưu ý: Những người âm hư, huyết hư đều không dùng được.
Củ tắc kè đá tươi: Nên chọn những củ còn tươi, phần củ không bị thối, bị sâu.
Củ tắc kè đá khô: Củ tắc kè đá tươi thái lát rồi phơi hoặc sấy khô.
Chọn rượu ngâm: Chọn rượu ngâm là rượu nếp, rượu tẻ có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, Nếu muốn ngon nhất thì chọn rượu nếp quê nấu theo cách thủ công có độ rượu khoảng từ 38–40 độ. (VD: Rượu Làng Vân, Kim sơn….). Với nồng độ này rượu sẽ không bị nhạt, còn nếu cao hơn mức này thì gây hại cho sức khỏe.
Chọn bình ngâm: Chọn bình bằng sứ hoặc gốm, hoặc có thể là bằng thủy tinh có nắp đậy kín (để an toàn nhất nên chọn loại bình gốm, sứ không qua tráng men của làng nghề Bát Tràng, nó sẽ giúp loại bỏ độc tố, khử andehit tốt hơn bằng việc thẩm thấu qua thành bình). Tuyệt đối không dùng bình nhựa, vì lúc ngâm bằng nhựa sẽ có mùi hôi nhựa. Không chỉ không ngon mà chất nhựa chảy ra trong rượu cũng làm hại sức khỏe người sử dụng.
* Đối với tắc kè đá tươi
Bước 1: Rửa sạch củ tắc kè đá tươi từ 2-3 lần với nước sạch. Cùng lúc đó các bạn lấy dao cạo sạch phần lông bên ngoài của củ tắc kè.
Bước 2: Rửa lại củ tắc kè đá một lần nữa với rượu pha loãng (tỷ lệ 1 lít rượu trắng với 5 lít nước), sau đó vớt ra và để khô nước.
Bước 3: Cho củ tắc kè đá vào bình rượu và đổ rượu vào theo tỷ lệ 1 kg tắc kè đá với 4 lít rượu trắng. Các bạn có thể bổ đôi hoặc để cả củ.
Bước 4: Đậy kín nắp bình và ngâm trong khoảng thời gian 2 tháng là các bạn có thể thưởng thức
* Đối với tắc kè đá khô
Bước 1: Ngâm củ tắc kè đá khô với rượu trắng từ 10-15 phút sau đó các bạn rửa lại với nước sạch thêm một lần nữa, rồi vớt ra và để ráo.
Bước 2: Cho củ tắc kè đá vào bình rồi đổ rượu trắng theo tỷ lệ 1kg tắc kè đá với 6 lít rượu trắng.
Bước 3: Đậy kín nắp bình trong khoảng 2 tháng là các bạn có thể thưởng thức.
Điều kiện bảo quản:
Tránh ánh nắng trực tiếp
Để nơi khô ráo, thoáng mát.
Đặt bình rượu nơi có bề mặt bằng phẳng không rung lắc nhằm tránh thay đổi hương vị của rượu.
( Lưu ý: Để an toàn cho sức khỏe mỗi ngày chỉ nên thưởng thức từ 50-100ml)
Chúc các bạn có 1 bình Rượu Quý như ý !
-------------------------------------------------------------------
Rượu Quý - Rượu cổ truyền và đặc sản vùng miền
Hotline: 0917.35.1111
Website: www.ruouquy.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/ruouquy.com.vn
Email: info@ruouquy.com.vn
Bài viết liên quan
Hướng dẫn ngâm rượu
Bật mí cách ngâm rượu cát sâm tươi chuẩn nhất!Hướng dẫn ngâm rượu
Cách ngâm rượu táo mèo khô đơn giản tại nhàHướng dẫn ngâm rượu
Hướng dẫn ngâm rượu đẳng sâm khô - vị thuốc dành cho mọi nhàHướng dẫn ngâm rượu
Hướng dẫn ngâm rượu hắc kỷ tử khô chuẩn nhất0917.35.1111