Các vị thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông (còn lưu truyền bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh là sách căn bản của Đông y Việt Nam) và Tuệ Tĩnh (tác giả của câu nói nổi tiếng "Nam dược trị Nam nhân" - thuốc Nam dùng chữa bệnh cho người Nam). Người đã tìm ra những cây thuốc, bài thuốc bằng thuốc nam để chữa trị cho người bệnh. Đó là một nguồn tài nguyên vàng mà thượng đế ban tặng cho loài người.
1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ THUỐC ĐÔNG Y
Thuốc đông y là những vị thuốc Nam, thuốc Bắc, có nguồn gốc đa số từ thảo mộc như: Hoa, lá, quả, thân, cây, rễ…., được bào chế bằng cách phơi khô, sấy khô hoặc chưng cất thành các vị thuốc giúp tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể. Ngâm rượu đông y là ngâm rượu với thảo mộc. Hiện nay, thuốc đông y thường dùng có 5 loại: Thuốc thang, thuốc Đông y dạng tán, thuốc dạng cao, thuốc hoàn dạng viên, Thuốc đan (đơn)
2.CÔNG DỤNG CỦA RƯỢU THUỐC ĐÔNG Y
*Lưu ý: Tác dụng của thang thuốc có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người. Và chất lượng thuốc có tốt hay không phụ thuộc nhiều vào cách ngâm rượu đông y, bình ngâm chuẩn cũng như rượu ngâm.
3. MỘT SỐ LƯU Ý KHI NGÂM RƯỢU THUỐC ĐÔNG Y
Do các chất bảo quản phun trên thuốc: Để bảo quản thuốc phiến, người ta thường sử dụng một số chất độc như: lưu huỳnh, chì, kẽm, thạch tín, nhôm, được phun hoặc bôi lên bề mặt dược liệu, nếu mua thuốc về ngâm rượu ngay thì chất độc khuếch tán rất nhanh, uống vào sẽ bị nhiễm độc. Do nấm mốc phát triển trên dược liệu vì bảo quản không đúng quy cách, chính các độc tố sản sinh từ nấm mốc, nhất là aflatoxin, dẫn đến ngộ độc trước mắt, còn lâu dài dẫn đến ung thư gan.
Do phản ứng hóa học trong rượu: Rượu là dung môi có thể hòa tan rất nhiều chất có lợi cũng như có hại trong các vị thuốc, trong đó đáng kể là nhóm ancaloit, saponozit ở liều cao gây phá huyết, tanoit gây kích ứng niêm mạc ruột... dễ dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh, tuần hoàn và tiêu hóa.
Do mua nhầm thuốc độc: Người thu hái nhầm các loại rễ cây có độc như lá ngón, mã tiền, hoàng nàn, phụ tử, cà độc dược... phần lớn là dược liệu thuộc bảng độc A, đem về phơi khô rồi bán. Khi thuốc khô và được băm nhỏ, khó nhận dẫn đến ngộ độc nặng và tử vong.
Do sự tương tác trong thành phần bài thuốc: Theo y học cổ truyền, khi dùng chung các vị thuốc với nhau sẽ xuất hiện sự tương tác. Trong đó có hiện tượng tương phản giữa các chất có trong thuốc, cũng như khi uống rượu thuốc rồi ăn chung với những món ăn dễ xảy ra sự tương kỵ làm người dùng bị phản ứng ngộ độc gây co giật, sốt cao, bứt rứt, tay chân bải hoải, mất kiểm soát ý thức, đau đớn và sưng phù toàn thân. Nên chúng ta ăn hoặc ngâm chung với các gì thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Như vậy Rượu Quý đã cho bạn biết về công dụng ngâm rượu của thuốc Đông Y và những lưu ý khi chúng ta ngâm rượu thuốc. Rượu Quý chúc bạn có một sức khỏe thật tốt nhé.
-------------------------------------------------------------------
Rượu Quý - Rượu cổ truyền và đặc sản vùng miền
Hotline: 0917.35.1111
Website: www.ruouquy.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/ruouquy.com.vn
Email: info@ruouquy.com.vn
Bài viết liên quan
Bài Viết
Cây cát sâm( sâm nam )có công dụng gì?Bài Viết
Công dụng của táo ta ngâm rượu mà có thể bạn chưa biếtBài Viết
Đỏ mặt khi uống rượu nguyên nhân vì đâu?Bài Viết
Đậy nắp bình ngâm bằng lá chuối khô có tác dụng gì?0917.35.1111