(Rượu Quý) - Nếu đã một lần thưởng thức rượu làng Vân, chắc hẳn thực khách sẽ không thể quên hương vị đậm đà, êm dịu và thơm lừng của nó. Đáng tiếc rằng danh tiếng rượu làng Vân đang ngày một mai một vì những sản phẩm kém chất lượng tự do trôi nổi trên thị trường. Đọc hết bài viết bên dưới để biết thêm cách nhận biết và phân biệt rượu làng Vân “xịn” với “hàng pha” nhé!
Rượu Làng Vân – “Vân hương mỹ tửu” (ảnh: Internet)
Thực trạng hiện nay
Rượu làng Vân chẳng những tiếng tăm vang lừng khắp nước mà còn được “vua biết mặt, chúa biết tên” trong đó Vua Trần Hy Tông ưu ái sắc phong 4 chữ vàng “Vân hương mỹ tửu”. Từ bao đời nay, thứ rượu này đã trở thành thương hiệu độc đáo và là niềm tự hào của người dân tỉnh Bắc Giang. Ấy vậy mà trên thị trường hiện nay trôi nổi rất nhiều loại rượu làng Vân kém chất lượng, giới thương buôn bên ngoài thì lại tận tình tiếp tay bằng cách pha cồn công nghiệp rồi chế thêm nước lã, làm cho rượu làng Vân trở nên... "nhạt tềnh tệch", ngay cả rượu làng Vân đóng chai dán nhãn chính hiệu uống vào cũng... khé cả cổ. Danh tiếng rượu làng Vân cứ thế phôi pha và đang trên đà mất tiếng
Bà cụ Tom chia sẻ cách nhận biết Rượu làng Vân
Cụ Tom chia sẻ về rượu Làng Vân (ảnh: Internet)
Hơn 75 năm sống với nghề làm rượu và từng được xem như là người giữ hồn cho hương rượu làng Vân, bà cụ Tom đã truyền lại nhiều kinh nghiệm có giá trị: "Muốn biết rượu ngon hay không mà nếm thì xoàng lắm. Chỉ nhấp vài hớp thôi đã đủ tê lưỡi rồi, làm sao mà biết rượu thật, rượu giả? Thử rượu, chỉ cần cầm chai lên nhìn. Rượu trong vắt như nước cất, thế là được một bước. Rồi lắc mạnh xoay tròn xem tăm rượu đến đâu, tụ ra sao? Nếu tăm rượu xoáy thành hình chóp nhọn từ đáy đến cổ chai như hình tam giác, đấy là rượu ngon. Và đương nhiên, khi mở nút chai, hương phải lựng lên nồng nàn như ai vừa mở áo chỏ xôi nếp cái. Người sành rượu khi thưởng thức phải biết tri kỳ vị (biết vị của rượu), tri kỳ hương (biết hương thơm của rượu), tri kỳ ảo (biết sự huyền ảo) và tri kỳ linh (biết cái linh hồn của rượu)".
Các cách phân biệt rượu Làng Vân “xịn” và “pha cồn”
Cách thứ 1
Cũng như cách bà Tom đã chia sẻ bên trên ta quan sát bọt khí nổi lên bằng cách lật ngược chai rượu. Nếu là rượu thật, bọt khí sẽ rất mịn và đều, di chuyển chậm không theo phương thẳng đứng mà tỏa ra rồi mới nổi dần lên. Nhìn phía trên, ta sẽ thấy những bọt khí lớn hơn một chút bám vào chai. Trong khi đó, nếu là rượu giả, bọt khí sẽ to hơn và có xu hướng nổi lên theo chiều thẳng với tốc độ nhanh hơn.
Cách thứ 2
Để rượu và tủ đá trong vòng 24h mà không bị đông đá thì đó là rượu thật. Nếu chai bị đông đá một nửa thì đó là rượu pha chế, nếu đông đá toàn bộ thì hoàn toàn pha chế từ cồn công nghiệp tuyệt đối không nên uống.
Cách thứ 3
Đổ 1 ít vào lòng bàn tay xát 2 tay lại với nhau rồi ngửi, cồn bốc hơi nhanh một lúc sau là không còn thấy mùi nữa. Rượu làng Vân thật khi mở chai rượu ra có mùi thơm nồng, lỡ làm đổ ra nhà thì cũng có mùi thơm rất lâu
Bằng 3 cách trên có thể giúp bạn nhận biết xem Rượu làng Vân có được trưng cất thủ công hay đã bị qua tay pha chế cồn kém chất lượng.
Tổng kết
Rượu làng Vân - Cái thứ nước trong văn vắt và đẹp như nắng hạ được đóng vào chai này chỉ cần lắc nhẹ là thấy sủi tăm: Hàng ngàn tăm rượu xoay tròn như một cột sáng rất lâu sau mới tắt. Những người sành uống chỉ cần nhìn tăm rượu đã biết rượu đạt bao nhiêu độ, uống vào có êm hay không. Không giống với các loại rượu khác, rượu làng Vân uống êm, vị đậm, uống xong có cảm giác lâm li hương vị đặc biệt trong họng và không đau đầu. Tất cả tạo nên nét riêng của loại rượu mang thương hiệu làng Vân vốn tồn tại từ hàng chục thế kỷ qua, đã chinh phục cả những vị khách khó tính nhất.
Rượu Quý - với sứ mệnh giữ gìn hương vị rượu truyền thống tự tin đem đến cho khách hàng những bình rượu Làng Vân thơm ngon nhất, không pha trộn, mang lại cho khách hàng giá trị trong từng giọt rượu.
-------------------------------------------------------------------
Rượu Quý - Rượu cổ truyền và đặc sản vùng miền
Hotline: 0917.35.1111
Website: www.ruouquy.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/ruouquy.com.vn
Email: info@ruouquy.com.vn
Bài viết liên quan
Bài Viết
Cây cát sâm( sâm nam )có công dụng gì?Bài Viết
Công dụng của táo ta ngâm rượu mà có thể bạn chưa biếtBài Viết
Đỏ mặt khi uống rượu nguyên nhân vì đâu?Bài Viết
Đậy nắp bình ngâm bằng lá chuối khô có tác dụng gì?0917.35.1111