Hướng dẫn ngâm rượu

​​​​​​​PHƯƠNG PHÁP NGÂM RƯỢU VẢI KHÔ, VẢI TƯƠI THƠM NGON-TĂNG CƯỜNG SINH LỰC

16/02/2022

PHƯƠNG PHÁP NGÂM RƯỢU VẢI KHÔ, VẢI TƯƠI THƠM NGON-TĂNG CƯỜNG SINH LỰC

Vải là một loại quả đặc sản của Việt Nam, chúng có vị ngọt dịu và hương thơm, cùng với nhiều chất dinh dưỡng trong quả.  Ấy vậy mà không quá đỗi ngạc nhiên khi người ta mang vải ra ngâm rượu. Làm sao để ngâm được một bình rượu vải đúng chuẩn? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây. Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu qua về loại quả này nhé.

1. Giới thiệu chung về vải

Vải là loại quả màu đỏ, có gai mỏng, cùi màu trắng, hạt đen, kết trái thành từng chùm. Vải thích hợp với khí hậu miền Bắc, 1 số huyện trồng nổi tiếng như: Thanh Hà, Hải Dương, Lục Ngạn…Vải có rất nhiều công dụng như: làm nước giải khát, làm vải sấy, ngoài ra vải còn được dùng trong ngâm rượu, chúng ta cùng tìm hiểu về tác dụng ngâm rượu của vải nhé.

2. Công dụng của rượu vải

  • Rượu vải khô giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Rượu vải khô còn giúp ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư.
  • Cải thiện lưu thông máu trong cơ thể.
  • Loại rượu này tốt cho chị em phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và quý ông vào tuổi tiền mãn dục. Nói chung khoảng ngoài 40 tuổi dùng rất tốt.

2.1 Tác dụng rượu vải trong đông y

Theo Đông y, vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc

2.2 Tác dụng rượu vải trong tây y

  • Hàm lượng chất xơ và nước có trong quả vải còn giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón và, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
  • Hàm lượng chất chống oxy hóa có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do
  • Nguồn kali có trong vải giúp duy trì huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim.Vậy làm thế nào để ngâm được 1 bình rượu đúng chuẩn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.

3. Cách ngâm rượu vải

3.1 Chuẩn bị nguyên liệu

Chọn vải: chọn quả vải căng tròn, vở tươi, gai ở vỏ phải nhẵn, tránh những quả vỏ đốm khô, những quả đó rất dễ sâu.

Chọn rượu ngâm: Rượu nếp sạch khoảng 38 – 40 độ, lưu ý chọn loại rượu nếp sạch đã qua tinh lọc độc tố (andehit, metanol..); tránh sử dụng rượu chưa qua tinh lọc sẽ gây hại cho cơ thể, cũng không nên sử dụng các loại rượu vodka để làm rượu thuốc. Nên chọn loại rượu nếp được tinh lọc kỹ, có màu trắng trong để ngâm sẽ cho thành phẩm có màu đẹp mắt, không nên dùng rượu nếp đục sẽ ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ của bình rượu.

Chọn bình ngâm:Nên chọn bình bằng sứ hoặc gốm, hoặc có thể là bằng thủy tinh có nắp đậy kín. Tuyệt đối không dùng bình nhựa, vì lúc ngâm bằng nhựa sẽ có mùi hôi nhựa. Không chỉ không ngon mà chất nhựa chảy ra trong rượu cũng làm hại sức khỏe người sử dụng.

Để có được hiệu quả tốt nhất và giúp loại bỏ độc tố andehit trong rượu ta nên chọn bình gốm Bát Tràng không qua tráng men vì nó giúp cho việc khử andehit tốt hơn, qua việc thẩm thấu qua thành bình khi ngâm góp phần tạo ra 1 bình rượu chất lượng.

3.2 Các bước ngâm rượu vải

* Đối với vải tươi

Bước 1: Giai đoạn tách cùi và ngâm với nước muối loãng. Ta bóc vỏ lấy cùi, sau đó ngâm trong nước muối loãng 2 tiếng. Sau đó rửa lại  nhiều lần với nước sạch, rồi để ráo nước và tiến hành ngâm rượu. Lưu ý công đoạn ngâm nước muối pha loãng khá quan trọng nó làm cho thịt vải dai hơn, ngâm ngon hơn, đảm bảo long vải sẽ được giữ nguyên và teo lại trong suốt quá trình ngâm.

Bước 2: Giai đoạn ngâm rượu : tráng qua bình với rượu trắng, cho cùi vải vào bình ngâm với tỉ lệ 1:2 tương ứng 1kg cùi với 2 lít rượu trắng (phải ngâm với tỉ lệ này thì mới đảm bảo được độ ngọt của rượu). 

Bước 3: Đậy nắp bình, bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, chờ trong 3 tháng là có thể sử dụng được, với rượu này bạn có thể bỏ vài viên đá vào thưởng thức, rất ngon và giải nhiệt trong mùa hè.

* Đối với vải khô

Bước 1: Ta bóc vỏ, bỏ hạt để lấy phần long nhãn 

Bước 2: Rửa sạch bình, rồi tráng qua với rượu trắng

Bước 3: Cho long nhãn vào bình ngâm với tỉ lệ 1kg cùi cùng 2 lít rượu trắng, tùy    sở thích của thành viên trong gia đình mà điều chỉnh cho phù hợp

Bước 4: Đậy kín nắp bình, chờ trong 3 tháng là dùng được. Nên để bình rượu ở nơi khô thoáng. Tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ khoảng 25 độ.( Lưu ý: Để an toàn cho sức khỏe mỗi ngày chỉ nên thưởng thức từ 50-100ml) thôi nhé. 

3.3 Các trường hợp không nên dùng rượu vải

Những người bị tiểu đường không nên dùng, vì vải khô chứa nhiều đường, khi ngâm lượng đường vẫn được giữ nguyên.

Như vậy Rượu Quý vừa chia sẻ những thông tin hữu ích nhất, cơ bản nhất cho các bạn về quả vải cũng như công dụng. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho các bạn. Rượu Quý xin chúc bạn có 1 bình rượu ngon như ý nhé.

-------------------------------------------------------------------

Rượu Quý - Rượu cổ truyền và đặc sản vùng miền

Hotline: 0917.35.1111

Website: www.ruouquy.com.vn 

Fanpage: https://www.facebook.com/ruouquy.com.vn

Email: info@ruouquy.com.vn

Bài viết liên quan

Bật mí cách ngâm rượu cát sâm tươi chuẩn nhất!

Hướng dẫn ngâm rượu

Bật mí cách ngâm rượu cát sâm tươi chuẩn nhất!
Cát sâm còn được gọi là nam sâm, sâm chuột, cát muộn, sơn liên ngẫu, kim chung,...Ngoài ra còn có tên khoa học là Millettia speciosa Champ (cây thuộc họ Đậu).
08/03/2023
​​​​​​​Cách ngâm rượu táo mèo khô đơn giản tại nhà

Hướng dẫn ngâm rượu

​​​​​​​Cách ngâm rượu táo mèo khô đơn giản tại nhà
Táo mèo là thực vật mọc tự nhiên trên vùng núi Tây Bắc. Được gọi là sơn tra, loại cây nhỏ cao từ 5-7m. Cành cây có gai, lá mọc so le với nhau, có răng cưa nhưng không đều. Mùa quả chín (từ tháng 8- tháng 10) có màu vàng xanh. Quả có vị chua, hơi chát, tính ôn bình, quy kinh can, tỳ, vị.    
03/03/2023
Hướng dẫn ngâm rượu đẳng sâm khô -  vị thuốc dành cho mọi nhà

Hướng dẫn ngâm rượu

Hướng dẫn ngâm rượu đẳng sâm khô -  vị thuốc dành cho mọi nhà
(Rượu Quý) - Công dụng của Đẳng Sâm thì chắc chắn rất nhiều người đã tìm hiểu. Tùy theo từng sở thích mà người dùng có thể ngâm rượu truyền thống với sâm tươi hoặc sâm khô để làm RƯỢU THUỐC mang tới công dụng bồi bổ sức khỏe, cải thiện thể trạng...Trong bài viết này Rượu Quý sẽ hướng dẫn các bạn ngâm rượu với đẳng sâm khô. 
01/03/2023
Hướng dẫn ngâm rượu hắc kỷ tử khô chuẩn nhất

Hướng dẫn ngâm rượu

Hướng dẫn ngâm rượu hắc kỷ tử khô chuẩn nhất
Hắc kỷ tử, hay còn gọi là kỷ tử đen (lycium ruthencium), dây cũng là một loại kỷ tử giống như câu kỷ tử nhưng điểm khác biệt là hắc kỷ tử có màu đen và có kích cỡ to hơn
25/02/2023
© 2021 ruouquy.com.vn. Designed by VicoGroup.vn. All Rights Reserved.
Chat Zalo

0917.35.1111