Hướng dẫn ngâm rượu

Cách ngâm một bình rượu Dứa dại bổ dưỡng

16/02/2022

CÁCH ĐỂ CÓ 1 BÌNH RƯỢU DỨA DẠI  NGÂM ĐÚNG CHUẨN, LIỆU BẠN CÓ BIẾT? 

Dứa dại là loại trái cây quen thuộc với vị chua chua, ngọt thanh tự nhiên, được nhiều người ưa chuộng. Cách nhận biết nó như thế nào?Làm sao để ngâm được một bình rượu dứa dại đúng chuẩn? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây. Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu qua quả dứa dại là quả như thế nào nhé.

1. Quả dứa dại là quả như thế nào?

1.1 Đặc điểm nhận dạng

Dứa dại là loại cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, lá mọc ở đầu nhánh thành chùm, mép lá có gai sắc nhọn. Hoa màu trắng, quả màu xanh khi chín sẽ chuyển sang vàng cam. Quả có nhiều góc cạnh, nhiều hốc. Để ngâm rượu ta sẽ dùng quả, sau đó mang chúng ra phơi khô.

 

Hình ảnh quả dứa dại

1.2 Dứa dại thường mọc ở đâu?

Đây là loài cây thường mọc ở chỗ ẩm ướt như: khu rừng ngập mặn, dọc bờ biển nước mặn, trên những bãi cát ẩm. Tại những vùng đồng bằng cây mọc ven sông. Những nơi cây mọc phổ biến như: Quảng Ninh, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Thuận, Kiên Giang….. Vậy công dụng của chúng là gì hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.

2. Công dụng của rượu dứa dại đem lại

Theo bài thuốc dân gian, rượu dứa rừng có  nhiều  tác dụng vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe như sau:

  • Điều trị  kiết lỵ, tăng cường khả năng tiêu hóa.
  • Giúp lưu thông mạch máu.
  • Tiêu đờm.

2.1 Tác dụng trong đông y

Trong đông y, hầu hết tất cả các bộ phận trên cây đều có khả năng chữa bệnh:

  • Đọt dứa có tính hàn, vị thanh ngọt, có tác dụng thải độc, tán sỏi, tán nhiệt. 
  • Hoa dứa tính hàn, chuyên chữa trị các bệnh liên quan đến tiểu tiện, viêm đường tiết niệu…
  • Rễ dứa được phơi khô dùng để sắc thuốc uống chữa trị bệnh sỏi thận Và đây là công dụng chính của quả dứa dại.
  • Quả có tác dụng cường tâm, phá tích trệ, ích huyết, giải độc rượu, bổ tỳ vị và tiêu đờm.

Vậy làm thế nào để ngâm được 1 bình rượu đúng chuẩn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé.

3. Cách ngâm rượu dứa dại đúng chuẩn.

3.1 Chuẩn bị nguyên liệu

  • Chọn dứa dại: Lựa chọn những quả to vừa tầm, vừa chín tới vỏ màu vàng tươi, có mùi thơm, không nên chọn mềm quá hay chín quá đều không thích hợp.
Hình ảnh dứa dại
  • Chọn rượu: Nên chọn rượu ngâm là rượu nếp, rượu tẻ có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Nếu muốn ngon nhất thì chọn rượu nếp quê nấu theo cách thủ công có độ rượu khoảng từ 38–40 độ. (VD: Rượu Làng Vân, Kim sơn….). Với nồng độ này rượu sẽ không bị nhạt, còn nếu cao hơn mức này thì gây hại cho sức khỏe.
  • Chọn bình ngâm: Nên chọn bình bằng sứ hoặc gốm, hoặc có thể là bằng thủy tinh có nắp đậy kín. Tuyệt đối không dùng bình nhựa, vì lúc ngâm bằng nhựa sẽ có mùi hôi nhựa. Không chỉ không ngon mà chất nhựa chảy ra trong rượu cũng làm hại sức khỏe người sử dụng.

Để có được hiệu quả tốt nhất và giúp loại bỏ độc tố andehit trong rượu ta   nên chọn bình gốm Bát Tràng không qua tráng men vì nó giúp cho việc khử andehit tốt hơn, qua việc thẩm thấu qua thành bình khi ngâm góp phần tạo ra 1 bình rượu chất lượng.

3.2 Các bước tiến hành ngâm

Bước 1: Dùng bàn chải chà sát thật mạnh ngoài vỏ quả dứa dại để quả thật sạch sẽ, dùng dao cạo hết phần gai cứng bên ngoài và rửa thật sạch lớp phấn trắng bao ngoài vì chúng có độc tính gây hại cho cơ thể. Rửa xong để ráo nước.

Bước 2: Dùng dao chặt dứa dại ra làm nhiều phần nhỏ để đảm bảo khi ngâm rượu có thể ngấm vào trong quả dứa thật đều, thật nhanh. Với quả chín thì dùng tay tách từng múi dứa dại ra.

Bước 3: Cho toàn bộ dứa vừa chặt vào bình, chum ngâm rượu, sau đó đổ một lượng rượu vừa phải vào chum ngâm rượu (nên theo tỉ lệ 3 lít/1kg dứa).

Bước 4: Đậy kín nắp lại và để trong vòng khoảng ít 3 tháng là bạn đã có thể sử dụng được rồi. Nếu để được lâu thì càng tốt nhé. Nên để bình rượu ở nơi khô thoáng, Tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ khoảng 25 độ.( Lưu ý: Để an toàn cho sức khỏe mỗi ngày chỉ nên thưởng thức từ 50-100ml) thôi nhé. Mặc dù bên cạnh những tác dụng tuyệt vời chúng ta nên chú ý 1 số điều khi dùng nhé.

Hình ảnh ngâm dứa dại rừng

3.3 Một số lưu ý khi dùng rượu dứa dại

  • Không dùng dùng dứa dại đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
  • Không dùng cho bệnh nhân có bệnh lý về gan.
  • Những người hư hàn không nên sử dụng loài cây này làm thuốc bởi nó có tính lạnh, gây hạ huyết áp, không tốt cho cơ thể
  • Dược liệu chỉ có tác dụng cho sỏi có kích thước nhỏ, những người có sỏi kích thước lớn không nên sử dụng vì gây tổn thương nề khi sỏi chèn ép, giảm chức năng lọc của thận.

Như vậy Rượu Quý vừa chia sẻ những thông tin hữu ích nhất, cơ bản nhất cho các bạn về dứa dại rừng cũng như công dụng, cách ngâm và 1 số lưu ý khi dùng. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho các bạn. Rượu Quý xin chúc bạn có 1 bình rượu ngon như ý nhé

-------------------------------------------------------------------

Rượu Quý - Rượu cổ truyền và đặc sản vùng miền

Hotline: 0917.35.1111

Website: www.ruouquy.com.vn 

Fanpage: https://www.facebook.com/ruouquy.com.vn

Email: info@ruouquy.com.vn

Bài viết liên quan

Bật mí cách ngâm rượu cát sâm tươi chuẩn nhất!

Hướng dẫn ngâm rượu

Bật mí cách ngâm rượu cát sâm tươi chuẩn nhất!
Cát sâm còn được gọi là nam sâm, sâm chuột, cát muộn, sơn liên ngẫu, kim chung,...Ngoài ra còn có tên khoa học là Millettia speciosa Champ (cây thuộc họ Đậu).
08/03/2023
​​​​​​​Cách ngâm rượu táo mèo khô đơn giản tại nhà

Hướng dẫn ngâm rượu

​​​​​​​Cách ngâm rượu táo mèo khô đơn giản tại nhà
Táo mèo là thực vật mọc tự nhiên trên vùng núi Tây Bắc. Được gọi là sơn tra, loại cây nhỏ cao từ 5-7m. Cành cây có gai, lá mọc so le với nhau, có răng cưa nhưng không đều. Mùa quả chín (từ tháng 8- tháng 10) có màu vàng xanh. Quả có vị chua, hơi chát, tính ôn bình, quy kinh can, tỳ, vị.    
03/03/2023
Hướng dẫn ngâm rượu đẳng sâm khô -  vị thuốc dành cho mọi nhà

Hướng dẫn ngâm rượu

Hướng dẫn ngâm rượu đẳng sâm khô -  vị thuốc dành cho mọi nhà
(Rượu Quý) - Công dụng của Đẳng Sâm thì chắc chắn rất nhiều người đã tìm hiểu. Tùy theo từng sở thích mà người dùng có thể ngâm rượu truyền thống với sâm tươi hoặc sâm khô để làm RƯỢU THUỐC mang tới công dụng bồi bổ sức khỏe, cải thiện thể trạng...Trong bài viết này Rượu Quý sẽ hướng dẫn các bạn ngâm rượu với đẳng sâm khô. 
01/03/2023
Hướng dẫn ngâm rượu hắc kỷ tử khô chuẩn nhất

Hướng dẫn ngâm rượu

Hướng dẫn ngâm rượu hắc kỷ tử khô chuẩn nhất
Hắc kỷ tử, hay còn gọi là kỷ tử đen (lycium ruthencium), dây cũng là một loại kỷ tử giống như câu kỷ tử nhưng điểm khác biệt là hắc kỷ tử có màu đen và có kích cỡ to hơn
25/02/2023
© 2021 ruouquy.com.vn. Designed by VicoGroup.vn. All Rights Reserved.
Chat Zalo

0917.35.1111