Hướng dẫn ngâm rượu

CÁCH NGÂM MỘT BÌNH CHUỐI THẬT NGON VÀ BỔ DƯỠNG

17/02/2022

CÁCH NGÂM MỘT BÌNH CHUỐI THẬT NGON VÀ BỔ DƯỠNG

Chuối hột là 1 loại dược liệu quý có chữa được rất nhiều bệnh đối với con người:. Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn công dụng của chuối hột cũng như cách ngâm rượu chuối hột, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé. Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu qua về quả chuối hột  này như thế nào nhé.

1. Giới thiệu chung về chuối hột

Chuối hột là một loại cây dễ trồng, dễ sống, dễ tìm, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi miền Trung và miền Bắc, chuối hột rừng có thân cao 3-4 m hoa chuối hột rừng mọc thẳng đứng, có màu đỏ thẫm. Đặc điểm rất đáng chú ý là trái chuối hột rừng có rất nhiều hột, khi chín có màu vàng rất đẹp. Trái chuối hột càng nhỏ càng có nhiều nhựa, càng có nhiều chức năng chữa bệnh. Người dân tộc thường dùng chuối hột rừng để ngâm rượu uống rất ngon, nay trở thành bài thuốc được nhiều người sử dụng.

Hình ảnh chuối hột​

2. Công dụng khi ngâm rượu chuối hột

  • Hỗ trợ điều trị đau lưng, chứng bệnh nhức chân tay
  • Hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu
  • Hỗ trợ điều trị bệnh Gút khi kết hợp dùng với củ ráy rừng
  • Giúp tiêu hóa tốt, ăn ngon miệng hơn

2.1  Tác dụng của chuối hột trong đông y

Chuối hột là một vị thuốc mà các bộ phận trên cây đều được sử dụng để làm thuốc. 

  • Củ chuối hột có tác dụng chữa cảm nóng, sốt cao, mê sảng
  • Thân chuối hột còn non ngâm với ít muối chữa đau răng, lõi thân già đắp đề cầm máu
  • Lá chuối hột phơi khô có tác dụng chữa băng huyết, nôn ra máu
  • Nhựa chuối hột có tác dụng bôi chữa bệnh hắc lào

3. Cách ngâm chuối hột

3.1 Chuẩn bị nguyên liệu

  • Chọn chuối hột :. Khi chọn chuối nên chọn chuối hột rừng, chọn loại chuối quả càng nhỏ càng tốt, quả có nhiều hạt bởi trong chuối hột, hạt là thành phần quan trọng, có nhiều thành phần hiếm, kiểm tra thử quả chuối bằng cách bẻ đôi quả chuối, nhìn thấy càng nhiều hạt thì càng ngon. Nên chọn chuối hột vừa chín tới, không nên chọn chuối hột xanh cây từ 2-3 năm trở lên.

  • Chọn rượu: Nên chọn rượu ngâm là rượu nếp, rượu tẻ có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Nếu muốn ngon nhất thì chọn rượu nếp quê nấu theo cách thủ công có độ rượu khoảng từ 38–40 độ. (VD: Rượu Làng Vân, Kim sơn….). Với nồng độ này rượu sẽ không bị nhạt, còn nếu cao hơn mức này thì gây hại cho sức khỏe.
  • Chọn bình ngâm: Nên chọn bình bằng sứ hoặc gốm, hoặc có thể là bằng thủy tinh có nắp đậy kín. Tuyệt đối không dùng bình nhựa, vì lúc ngâm bằng nhựa sẽ có mùi hôi nhựa. Không chỉ không ngon mà chất nhựa chảy ra trong rượu cũng làm hại sức khỏe người sử dụng.

Để có được hiệu quả tốt nhất và giúp loại bỏ độc tố andehit trong rượu ta  nên chọn bình gốm Bát Tràng không qua tráng men vì nó giúp cho việc khử andehit tốt hơn, qua việc thẩm thấu qua thành bình khi ngâm góp phần tạo ra 1 bình rượu chất lượng.

3.2 Các bước tiến hành ngâm rượu chuối hột

Ngâm rượu chuối hột được chia thành 2 loại : đó là chuối tươi nguyên quả và chuối khô thái lát. Tôi sẽ hướng dẫn các bạn ngâm từng loại.

* Ngâm chuối hột tươi nguyên quả :

  1. B1 Sau khi chọn được buồng chuối hột chúng ta cắt ra thành từng quả , rửa sạch, để ráo nước sau đó các bạn để chuối hột đem ủ và chờ 3-4 ngày chuối sẽ chín đều.
  2. B2 Chuối hột xanh sau khi các bạn đem ủ cho chín ương, thì các bạn tiến hành bóc vỏ quả chuối ( lưu ý: các bạn nhớ phải đeo găng tay nếu không sẽ bị dính bởi tuy rằng chuối hột rừng ương nhưng vẫn còn rất nhiều nhựa)
  3. B3 Chuối sau khi được bóc vỏ các bạn có thể đem đi phơi khô ( phơi chuối khoảng 10 nắng. Khi phơi để ý khi nào thấy dấu hiệu rạn nứt to của chuối là được) hoặc các bạn chỉ phơi qua 2-3 nắng cho se se bề mặt quả chuối.
  4. B4 Nếu các bạn phơi khô chuối thì sau khi chuối đã được phơi khô các bạn mang nhúng vào nước đang sôi khoảng 5 phút, sau đó vớt ra, để ráo nước ( mục đích của bước này là làm loại sạch bụi bẩn và các vi khuẩn có hại trong quá trình phơi ). Còn nếu không phơi khô mà chỉ phơi qua 2-3 nắng thì các bạn mang chuối vào rửa qua với rượu cùng với mục đích là loại sạch bẩn và các vi khuẩn có hại trong quá trình phơi.
  5. B5 Sau khi chuối đã được sơ chế thì các bạn tiến hành cho chuối vào bình hoặc chum và ngâm với tỷ lệ 1kg chuối – 3 lít rượu. Sau đó bạn lắc đều và đậy nắp kín lại, để thêm khoảng 90 ngày là bạn có thể dùng được. Nguyên liệu và tỷ lệ bạn có thể điều chỉnh tăng hay giảm là tùy vào sở thích bạn nhé.

* Chuối khô thái lát:

  1. Theo cách này thì các bạn vẫn phải tiến hành theo bước 1 và bước 2,
  2. Bước 3, Sau khi chuối được ủ và bóc vỏ các bạn thái mỏng quả chuối tầm 1-1,5cm. Không nên thái mỏng quá vì sau khi phơi khô sẽ làm lát chuối bị vỡ , ngâm rượu không được đẹp mắt.
  3. Bước 4: Xếp từng lát chuối vào mâm, nia hoặc phên để phơi, đắp một mảnh vải màn hoặc vải mềm lên trên để tránh ruồi muỗi, côn trùng. Phơi tầm 5-6 nắng cho đến khi lát chuối có dấu hiệu rạn nứt là được.
  4. Bước 5: sau khi chuối đã được phơi khô các bạn mang nhúng vào nước đang sôi khoảng 5 phút, sau đó vớt ra, để ráo nước ( mục đích của bước này là làm loại sạch bụi bẩn và các vi khuẩn có hại trong quá trình phơi )
  5. Bước 6: Cho chuối vào nồi sao chuối để làm khô sau đó để nguội.
  6. Bước 7: Sau khi chuối đã được sao vàng và để nguội thì các bạn tiến hành cho chuối vào bình hoặc chum và ngâm với tỷ lệ 1kg chuối – 3 lít rượu. Sau đó bạn lắc đều và đậy nắp kín lại, để thêm khoảng 90 ngày là bạn có thể dùng được. Nguyên liệu và tỷ lệ bạn có thể điều chỉnh tăng hay giảm là tùy vào sở thích bạn nhé.

 Nên để bình rượu ở nơi khô thoáng, Tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ khoảng 25 độ.( Lưu ý: Để an toàn cho sức khỏe mỗi ngày chỉ nên thưởng thức từ 50-100ml) thôi nhé. Mặc dù bên cạnh những tác dụng tuyệt vời chúng ta nên chú ý 1 số điều khi dùng nhé

So sánh chất lượng 2 loại rượu chuối hột sau khi đã ngâm Nhiều người đã từng sử dụng cả 2 loại rượu cảm thấy rượu chuối hột rừng nguyên quả thơm hơn ngon hơn so với loại chuối hột trồng thái lát. Loại nguyên quả sau khi ngâm nó toát nên mùi vị đặc trưng thơm ngon ngọt hơn so với loại thái lát. Và một số ý kiến nữa cho rằng loại thái lát chát hơn so với loại nguyên quả.

Lưu ý :

Dưới đây là một số những lưu ý về cách ngâm rượu chuối hột làm sao cho hiệu quả nhất mà bạn cần phải tham khảo để thành công.

Lưu ý khi ngâm rượu chuối hột Cách ngâm chuối hột với rượu ngâm theo tỷ lệ 1 phần chuối 3 phần rượu khi đó màu sắc rượu sẽ đẹp hơn, bắt mắt hơn không quá ngọt cũng như không quá đậm màu chuối. Bình rượu ngâm sẽ đẹp hơn.

Nếu hạ thổ – hạ thuỷ chúng ta nên chọn bình rượu ngâm chuối hột trên một năm thì dùng nồng độ 50-52 độ là ổn. Cao hơn chút lên 55 độ chứ đừng quá thấp dưới 45 độ.

Nếu cách ngâm rượu chuối hột rừng xanh trên từ 6 tháng đổ lại thì chọn rượu từ 42-47 độ là tốt nhất

Vì rượu chuối hột được xếp trong rượu thuốc trị bệnh nếu có quá vui cũng chỉ nên uống để thưởng thức tới tầm đừng nên uống quá chén mà mất vui, nên kết hợp với rượu nếp khi uống sẽ làm tăng hương vị của rượu ngâm chuối hột

Rượu Ngâm chuối hột khi uống làm thuốc thường phát huy công dụng khá muộn từ 3-6 tháng, điều đó cũng sẽ phản ánh tác dụng phụ của nó khá muộn. Các bạn hãy lưu ý thêm tới vấn này.

Chuối chín ngâm sẽ có vị ngọt, thơm ít chát. Chuối cắt lát sẽ có vị hơi chát đằm của chuối hột xanh. Tùy sở thích mà dùng loại chuối ngâm. Cách dùng rượu chuối hột trong mỗi bữa ăn là 30-50ml. Chia đều hai bữa ăn ( uống đúng liều điều độ sẽ phát huy hết công dụng của rượu) Các vị thuốc gia giảm phải theo từng người: cao, hạ huyết áp, nhiệt, hàn, cần bổ khí, cần bổ huyết …không nên tùy tiện dùng sẽ phản tác dụng.

Chúc các bạn có bình rượu ngâm chuối hột thật tốt và thật ưng ý !

-------------------------------------------------------------------

Rượu Quý - Rượu cổ truyền và đặc sản vùng miền

Hotline: 0917.35.1111

Website: www.ruouquy.com.vn 

Fanpage: https://www.facebook.com/ruouquy.com.vn

Email: info@ruouquy.com.vn

Bài viết liên quan

Bật mí cách ngâm rượu cát sâm tươi chuẩn nhất!

Hướng dẫn ngâm rượu

Bật mí cách ngâm rượu cát sâm tươi chuẩn nhất!
Cát sâm còn được gọi là nam sâm, sâm chuột, cát muộn, sơn liên ngẫu, kim chung,...Ngoài ra còn có tên khoa học là Millettia speciosa Champ (cây thuộc họ Đậu).
08/03/2023
​​​​​​​Cách ngâm rượu táo mèo khô đơn giản tại nhà

Hướng dẫn ngâm rượu

​​​​​​​Cách ngâm rượu táo mèo khô đơn giản tại nhà
Táo mèo là thực vật mọc tự nhiên trên vùng núi Tây Bắc. Được gọi là sơn tra, loại cây nhỏ cao từ 5-7m. Cành cây có gai, lá mọc so le với nhau, có răng cưa nhưng không đều. Mùa quả chín (từ tháng 8- tháng 10) có màu vàng xanh. Quả có vị chua, hơi chát, tính ôn bình, quy kinh can, tỳ, vị.    
03/03/2023
Hướng dẫn ngâm rượu đẳng sâm khô -  vị thuốc dành cho mọi nhà

Hướng dẫn ngâm rượu

Hướng dẫn ngâm rượu đẳng sâm khô -  vị thuốc dành cho mọi nhà
(Rượu Quý) - Công dụng của Đẳng Sâm thì chắc chắn rất nhiều người đã tìm hiểu. Tùy theo từng sở thích mà người dùng có thể ngâm rượu truyền thống với sâm tươi hoặc sâm khô để làm RƯỢU THUỐC mang tới công dụng bồi bổ sức khỏe, cải thiện thể trạng...Trong bài viết này Rượu Quý sẽ hướng dẫn các bạn ngâm rượu với đẳng sâm khô. 
01/03/2023
Hướng dẫn ngâm rượu hắc kỷ tử khô chuẩn nhất

Hướng dẫn ngâm rượu

Hướng dẫn ngâm rượu hắc kỷ tử khô chuẩn nhất
Hắc kỷ tử, hay còn gọi là kỷ tử đen (lycium ruthencium), dây cũng là một loại kỷ tử giống như câu kỷ tử nhưng điểm khác biệt là hắc kỷ tử có màu đen và có kích cỡ to hơn
25/02/2023
© 2021 ruouquy.com.vn. Designed by VicoGroup.vn. All Rights Reserved.
Chat Zalo

0917.35.1111